Trong những khu đô thị lớn hiện nay thì dạng nhà ống, nhà chung cư có diện tích hạn chế đang ngày càng trở nên phổ biến. Đó chính là lý do nhiều người chọn thiết kế nhà bếp và phòng khách chung để tiết kiệm diện tích không gian, đảm bảo sự liên thông và cũng phù hợp với cấu trúc tổng thể của ngôi nhà
Table of Contents
- Thiết kế nhà bếp và phòng khách chung, nên hay không?
- Một số lưu ý khi thiết kế nhà bếp và phòng khách chung
- Thống nhất phong cách thiết kế phòng khách liền bếp
- Phân chia không gian khoa học cho thiết kế chung
- Thiết kế hệ thống hỗ trợ thoáng khí cho phòng khách và bếp
- Hệ thống ánh sáng cho không gian phòng khách liên thông bếp
- Màu sắc cho thiết kế bếp liền phòng khách
- Lựa chọn nội thất cho thiết kế bếp và phòng khách
- Phân chia ngân sách cho thiết kế phòng bếp và phòng khách
Thiết kế nhà bếp và phòng khách chung, nên hay không?
Hiện nay, tại hầu hết các căn hộ chung cư hay nhà phố đều không tách biệt hoàn toàn phòng khách với phòng bếp. Thông thường, chúng được gộp làm 1 để trở thành không gian sinh hoạt chung tuy nhiên do công năng sử dụng cũng như cách trang trí, bày biện nội thất của 2 khu vực này là khác nhau nên chúng vẫn được tách ra làm 2 không gian riêng theo kiểu ngăn cách mà vẫn không hề tách biệt riêng rẽ.
Để thiết kế nội thất phòng khách liền bếp thật ấn tượng, sinh động, đảm bảo sự liên thông mà vẫn tách biệt với những công năng sử dụng đầy đủ cùng sự thông thoáng, sáng sủa đòi hỏi sự phối màu cho từng không gian và cách trang trí nội thất thật phù hợp. Theo đó, bằng cách ứng dụng những gam màu khác nhau cùng cách trang trí những mảng tường ấn tượng hay chỉ đơn giản là việc sử dụng các tấm thảm để định vị 2 không gian riêng biệt, phòng khách và phòng bếp vừa liền kề mà vẫn có điểm nhấn và sự ngăn cách riêng.
Vì sao nên thiết kế nhà bếp và phòng khách chung?
Hiện nay, các căn hộ chung cư 2 phòng ngủ, 3 phòng ngủ đều có diện tích vừa phải nên không gian phòng bếp và phòng khách thường sẽ được thiết kế phối hợp cùng nhau. Thậm chí thiết kế biệt thự nhà phố vẫn đều hay sử dụng hình thức phòng khách và phòng bếp chung với nhau.
Tuy được gộp chung làm 1 không gian sinh hoạt nhưng công năng sử dụng, nội thất và trách bài trí của 2 khu vực này lại khác nhau. Vậy nên, thiết kế phòng khách thông phòng bếp sao cho 2 không gian riêng theo kiểu ngăn cách mà vẫn không hề tách biệt riêng rẽ là bài toán được đặt ra cho đội ngũ kiến trúc sư.
Thiết kế chung phòng khách và phòng bếp cho các căn hộ, biệt thự sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp tiết kiệm không gian, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo. Ngoài ra, một số người còn sử dụng cách thiết kế phòng khách liên thông bếp cho nhà ống (loại hình nhà phổ biến hiện nay) để tăng tính thẩm mỹ, hạn chế sự chật chội bức bí.
Một số lưu ý khi thiết kế nhà bếp và phòng khách chung
Thống nhất phong cách thiết kế phòng khách liền bếp
Vì chung cùng một không gian nên phòng bếp và phòng khách cần phải chung một phong cách thiết kế để không gian không bị lạc quẻ. Gia chủ cần chọn một trong những phong cách chính như: tân cổ điển, hiện đại, đương đại, vintage,… để đội ngũ thiết kế – thi công phác thảo, phân chia bố cục không gian và vẽ lên kiến trúc hợp lý.
Phân chia không gian khoa học cho thiết kế chung
Trước khi thiết kế phòng khách và phòng bếp chung, kiến trúc sư hoặc gia chủ phải bố trí các không gian phù hợp. Khu vực bếp, khu vực bàn ăn, khu vực phòng khác cần được phân chia diện tích hợp lý tùy thuộc vào chức năng của từng phòng. Ngoài ra, bạn có thể đưa ra các giải pháp để có thể ngăn cách không gian phù hợp mà không tạo nên sự bức bí, bật chội.
Bạn có thể phân chia không gian theo 2 cách sau:
- Sử dụng vách ngăn mỏng có thiết kế phù hợp với toàn bộ phong cách không gian để chia rõ ràng khu vực phòng khách và phòng bếp
- Sử dụng bàn ăn, đảo bếp bố trí khéo léo để không gian được vô tình được phân chia bởi các nội thất
Với 2 cách trên, bạn cần phân chia nhưng đừng để không gian quá tách biệt. Việc phân chia này bên cạnh tiết kiệm được diện tích, căn nhà của bạn sẽ trở nên hiện đại, thông minh và độc đáo.
Thiết kế hệ thống hỗ trợ thoáng khí cho phòng khách và bếp
Vì sử dụng chung một mặt bằng không gian nên mùi thức ăn từ phòng bếp có thể sẽ ảnh hưởng đến không khí của cả phòng khách. Vậy nên, không gian khu vực phòng bếp cần bài trí cửa sổ thoáng, hệ thống hút mùi, cây xanh,.. Phòng bếp cần được dọn dẹp và lau chùi thường xuyên bằng các nước tẩy rửa chuyên dụng.
Khu vực phòng khách cũng cần được sử dụng các khung cửa lớn để có thể vừa hút gió vừa giải phóng các mùi thức ăn. Đặc biệt bạn nên sử dụng nhiều cây xanh để vừa làm tươi mới không khí vừa trang trí căn hộ thêm phần gần gũi.
Hệ thống ánh sáng cho không gian phòng khách liên thông bếp
Bạn sẽ không thể cảm nhận sự thoải mái, thư giãn trong không gian phòng khách, phòng bếp vừa nhỏ vừa thiếu ánh sáng. Vậy nên, cần tập trung lượng ánh sáng có thể cho không gian này bằng cách:
- Sử dụng màu sơn sáng như: trắng, kem, xám trắng hoặc màu pastel sang chảnh
- Sử tận dụng luồng ánh tự nhiên bằng các ô cửa sổ lớn, sử dụng cửa kính để ánh sáng có thể tràn vào nhà tối đa
- Sử dụng đèn trang trí, đèn tường, đèn âm, đèn hắt, ánh sáng nhân tạo với nhiều khu vực khác nhau để bạn có thê sử dụng từng khu vực khác nhau mà không qua tốn điện
- Sử dụng tranh ảnh chiếu sáng hoặc vật trang trí có dùng ánh sáng.
Màu sắc cho thiết kế bếp liền phòng khách
Mặc dù sử dụng vách ngăn để chia cách không gian, nhưng màu sắc của 2 không gian lại là yếu tố để tạo nên tổng thể hài hòa, thống nhất, tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian.
Dù có vách ngăn hay không thì sự đồng bộ màu sắc của 2 không gian là yếu tố then chốt để tạo nên sự hài hòa, đem đến nét thẩm mỹ cho không gian nhà bạn.
Đặc biệt bạn cần chú ý đến màu sơn tường và màu nội thất không được quá đối lập nhau. Các gam màu sáng trong nhà sẽ tạo cho thiết kế bếp liền kề phòng khách cảm giác được nới rộng không gian. Màu sáng cũng mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái hơn gam màu tối.
Lựa chọn nội thất cho thiết kế bếp và phòng khách
Dựa vào phong cách của không gian phòng bếp và phòng khách mà gia chủ lựa chọn được nội thất phù hợp. Các nội thất cần phải đồng nhất về kiểu dáng, phù hợp về màu sắc.
Phân chia ngân sách cho thiết kế phòng bếp và phòng khách
Để thiết kế và thi công thành công, bạn cần vạch ra các chi phí cần thiết để hoàn thiện. Với không gian được sử dụng nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình như bếp và phòng khách, bạn nên mạnh tay đầu tư các sản phẩm có chất lượng tốt. Với phòng bếp bạn nên đầu tư vào các thiết bị gia dụng, tủ lạnh, bếp từ, bàn ghế, tủ,…
Với phòng khách, bạn có thể tối giản không gian bằng cách sử dụng các nội thất thông minh, đa năng và có yếu tố thẩm mỹ để có thể tiếp đón bạn bè, khách hàng, người thân. Nên nhớ không nên “tham” quá nhiều nội thất, đồ đạc tránh để không gian chật chội, bức bí. Hãy vứt bỏ những thứ không cần thiết để mang lại căn nhà thoáng đãng, rộng mở.
Tìm kiếm có liên quan
- Phòng khách liền bếp 25m2
- Phòng khách kết hợp bếp cho nhà nhỏ
- Không gian mở phòng khách và bếp
- Vách ngăn phòng khách và bếp chung cư
- Phong thủy phòng khách và bếp
- Ngăn chia phòng khách và bếp
- Phòng khách liền bếp 30m2
- Trang trí phòng khách bếp đẹp