Phòng bếp và phòng ăn là 2 không gian gắn liền với nhau trong toàn bộ thiết kế nhà. Nếu bạn sở hữu căn hộ rộng rãi, phòng ăn có thể được tách riêng rõ ràng và chỉ dành riêng cho việc dùng bữa. Tuy nhiên, với căn hộ có diện tích nhỏ, phong ăn và bếp sẽ được để chung 1 không gian. Như vậy thì làm sao thiết kế nhà bếp và phòng ăn hợp lý, thông minh, hãy cùng Bepdienhongngoai.com tìm hiểu ngay sau đây.
Table of Contents
Thiết kế nhà bếp và phòng ăn làm sao để hợp lý?
Phân chia phòng bếp và phòng ăn bằng vách ngăn
Thiết kế nhà bếp và phòng ăn được phân chia rõ ràng bởi các vách ngăn sẽ giúp không gian được tách biệt. Đây là cách đơn giản, không tốn quá nhiều diện tích mà vẫn làm nổi bật được 2 khu vực với 2 chức năng khác nhau. Cách này phù hợp với thiết kế chung cư với nền diện tích căn hộ không quá lớn.
Sử dụng đảo bếp hoặc quầy bar để phân chia không gian
Ngày nay, khi thiết kế nội thất nhà bếp, các kiến trúc sư thường rất hay sử dụng đảo bếp hoặc quầy bar. Đảo bếp được sử dụng với công năng giống như một quẩy bar thu nhỏ, được thiết kế với mục đích đựng một số đồ đạc nhà bếp, để những thức ăn đã chế biến xong hoặc các thực phẩm dành cho buổi tối.
Ngoài ra đảo bếp cũng có thể đặt vòi nước và chậu rửa nhỏ. Đảo bếp và quầy bar cũng là cách để chúng ta khéo léo chia không gian nhà bếp thành 2 khu vực. Phí trong đảo bếp sẽ là bếp nấu còn phía đối diện sẽ là nơi để bàn ăn.
Đảo bếp hay quầy bar đề được sử dụng thêm phần chức năng ở trong thiết kế phòng bếp như: để chứa các đồ khô, gia vị, tạo thêm không gian sử dụng cho nhà bếp, trưng bày các món ăn hoặc trở thành bàn ăn nhỏ cho những gia đình ít người.
Sắp xếp hợp lý để chung 1 không gian
Nếu thiết kế nhà bếp và phòng ăn cùng chung với không gian phòng khách như tại một số căn hộ có diện tích nhỏ, bạn có thể sắp xếp bếp vào góc tường thành hình dáng chữ L. Phần còn lại của không gian sẽ để bàn ăn mà không cần sử dụng một vách ngăn phân chia nào giữa 2 không gian này.
Lựa chọn bàn ăn cho phòng ăn nhỏ
Chọn bàn ăn có kích thước phù hợp với phần diện tích của cả căn phòng. Ngoài ra, bàn ăn cần phải phù hợp với toàn bộ phong cách thiết kế phòng bếp, phòng khách (nếu tất cả đều chung một không gian).
Màu sắc của bàn ăn cần phù hợp với gam màu của phòng bếp. Bạn có thể chọn bàn ăn phù hợp với màu của kệ bếp để tạo nên sự đồng nhất về màu sắc.Chất liệu của bàn ghế ăn cần dễ lau dọn, bền đẹp. Thiết kế phòng bếp và bàn ăn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ gỗ, kim loại cao cấp, da,… để mang lại sự thư giãn và thoải mái khi sử dụng.
Những điều cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế nhà bếp và phòng ăn
Phòng ăn và bếp không chỉ là nơi diễn ra việc nấu nướng, dùng bữa mà đó còn là không gian sum họp của mỗi gia đình. Chính vì vậy, tiện ích thôi chưa đủ, phải an toàn, vệ sinh và mang đến cảm xúc thân thiện cho người dùng. Vậy để đảm bảo những tiêu chí này, bạn cần lưu ý những gì khi thiết kế phòng ăn và bếp?
Tuân thủ nguyên tắc thiết kế chung, đảm bảo hợp phong thủy
Dù bạn yêu thích nhà bếp theo phong cách nào, kiểu dáng và kích thước ra sao thì vẫn phải cần tuân thủ các nguyên tắc thiết kế chung để đảm bảo sự hài hòa và đẹp mắt. Ví dụ, hầu hết phòng ăn và nhà bếp hiện nay được xây dựng trên 4 mẫu chính: hình chữ U, chữ L. đường đơn và đường đôi và bạn nên thiết kế tủ bếp theo xu hướng này.
Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ quy tắc tam giác giữa bếp, chậu rửa và tủ lạnh. Theo đó, mỗi cạnh của tam giác không ngắn hơn 3,6m nhưng cũng không dài quá 7m. Thêm nữa cửa vào bếp không được đối diện bàn ăn, bồn rửa và bếp không được đặt gần nhau và cùng nằm trên một cạnh tường.. Màu sắc sơn tường cũng như vật dụng có màu tươi sáng, thiên ấm để vừa đem đến hiệu ứng thoáng đãng, vừa tăng sự kết nối trong giao tiếp giữa các thành viên…vv.
Tất cả những nguyên tắc về thiết kế và phong thủy này đã được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế cũng như những tính toán khoa học, do đó khi thiết kế phòng ăn và bếp, bạn đừng bỏ qua điều đặc biệt này nhé!
Chú ý đến hệ thống ánh sáng
Có hai hệ thống ánh sáng mà bạn cần quan tâm khi thiết kế phòng ăn và bếp, đó là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên thường được dùng vào ban ngày và sẽ là hoàn hảo nếu căn bếp của bạn được đặt gần cửa, không cửa ra vào thì cửa sổ đều rất tốt, để đảm bảo sự thông thoáng khí và tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Ánh sáng nhân tạo được sử dụng khi trời chuyển tối thì ta cũng chia làm hai nhóm: ánh sáng trắng và ánh sáng có màu vàng ấm của hệ đèn chiếu. Thông thường, ánh sáng chiếu trực tiếp xuống bàn dùng bữa nên là ánh sáng vàng ấm vì nó mang đến cảm giác gần gũi, sum vầy.
Hệ ánh sáng trắng nên được dùng với mục đích chiếu sáng chung, lắp trên tường quanh nhà để cung cấp ánh sáng cho cả không gian bếp. Đặc biệt, với hệ đèn chiếu sáng, bạn nên dùng dạng treo hoặc gắn tường để tiết kiệm không gian phía dưới.
Hệ thống bếp nấu trong thiết kế nhà bếp và phòng ăn
Hệ thống bếp nấu có rất nhiều cái tên để bạn lựa chọn. Về nguồn nhiên liệu và bản chất khâu đun nóng, bạn có thể chọn bếp gas, bếp hồng ngoại hoặc bếp từ tùy thích nhưng phải biết rõ ưu nhược điểm của các dòng bếp này.
Ví dụ với bếp gas thì có ưu điểm là giá rẻ nhưng hàm chứa nguy cơ cháy nổ; bếp hồng ngoại thì đun nấu nhanh, không kén nồi nhưng gây thất thoát nhiệt và điện năng lớn; bếp từ thì cần nồi chuyên dụng nhưng giúp tiết kiệm điện năng, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Về kiểu dáng, bạn có thể chọn bếp âm hoặc dương, tùy thích và thông thường nên có từ hai khu vực nấu để đẩy nhanh tốc độ hoàn thành bữa ăn.
Chú trọng đến sự tinh gọn
Ngoài nhà kho, có lẽ nhà bếp là nơi chứa nhiều vật dụng lỉnh kỉnh nhất nhưng có một điểm khác, nhà kho thì bạn có thể đặt lộn xộn, nhà bếp lại phải gọn gàng, tươm tất, hợp vệ sinh. Chính vì vậy, khi thiết kế phòng ăn và bếp, bạn cần đặc biệt chú trọng đến sự tinh gọn và để có được điều này, sắp xếp thôi là chưa đủ, các thiết kế nhà bếp hiện đại thường sử dụng thêm các vật dụng, đồ nội thất thông minh.
Ví dụ: tủ bếp phải có thêm nhiều ngăn, khay để tận dụng tối đa không gian bên trong; bàn ăn phải sở hữu tính năng xếp gọn hoặc kéo dài, mở rộng khi cần thiết, thậm chí là kết hợp làm kệ đựng đồ, kết hợp tủ đựng rượu (bàn ăn thông minh mở rộng); các kệ đựng đồ gia vị, dao thìa dĩa có thể chọn loại đính tường, giúp tận dụng không gian theo chiều dọc…vv
Lưu tâm đến chế độ thông gió khi thiết kế nhà bếp và phòng ăn
Trong quá trình đun nấu sẽ sản sinh ra nhiều khí thải độc hại, không có lợi cho sức khỏe con người. Do đó, thiết kế phòng ăn và bếp phải đảm bảo sự thông thoáng và ngoài hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, chúng ta cần sử dụng thêm máy hút mùi, thường được lắp đặt cao hơn mặt bếp tối thiểu 75cm.
Đặc biệt bạn cũng nên đánh dấu vị trí bạn muốn đặt ổ điện hoặc bình cứu hỏa. Ổ điện cần cao hơn mặt bếp tối thiểu 20cm và tuyệt đối không để chắn đường thoát khí nếu gia đình bạn sử dụng bếp gas.