Thiết kế nhà bếp không gian mở được xem là sự lựa chọn không khéo của nhiều gia chủ. Đây cũng là xu hướng thiết kế được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Với thiết kế phòng bếp theo không gian bạn sẽ không còn thấy sự xuất hiện của những bức tường khó chịu. Thay vào đó là những không gian liền kề đẹp mắt.
Thường thiết kế nội thất nhà bếp chung cư sẽ được liên kết với phòng khách. Khi đó, vị trí bàn ăn sẽ được đặt ở vị trí trung tâm nhằm đem đến sự gắn kết giữa hai không gian phòng bếp và phòng khách. Với kiểu thiết kế này sẽ giúp cho căn hộ của bạn tiết kiệm được tối đa không gian sử dụng.
Thiết kế nhà bếp không gian mở
Các nghiên cứu của các nhà thiết kế hiện đại cho nhu cầu kết hợp một không gian sống chất lượng cao với sự bài trí đơn giản và thanh lịch nhưng vẫn đầy đủ chức năng, mục đích của khu bếp. Thông thường, khu vực nhà bếp mở có mục đích là dùng trong việc chuẩn bị và dùng bữa từ việc sắp xếp quầy bar đơn giản đến bàn ăn cổ điển.
Trong khái niệm bếp mở, khu vực ăn uống mang đến ranh giới tượng trưng giữa khu vực chuẩn bị thức ăn và phần còn lại của không gian sống hàng ngày. Nhưng nhờ vào sự sáng tạo vô hạn của các nhà thiết kế hiện đại, có rất nhiều cách tiếp cận để sắp xếp bố trí như vậy.
Ý tưởng về một nhà bếp mở không phải là bất thường, đặc biệt là các thiết kế nhà đương đại hiện nay. Ngày nay, xu hướng làm nội thất là càng dễ dàng càng tốt và đơn giản hóa cấu trúc và kiểu trang trí tối giản nhất mà không quên đi chức năng của gian bếp.
Đó là lý do tại sao loại bỏ rào cản giữa nhà bếp và không gian sinh hoạt là một động thái thực tế. Nhà bếp được nối với khu vực ăn uống và hai không gian liền kề nhau. Bàn ăn thường trở thành vùng đệm giữa nhà bếp và khu vực sinh hoạt / tiếp khách.
Ưu điểm của thiết kế nhà bếp không gian mở
Thứ nhất, một bố cục mở mang lại lợi ích to lớn cho đời sống gia đình – không còn sự cách ly và ngăn cách trong quá trình chuẩn và dùng bữa. Tất cả người trong gia đình và những vị khách có thể vừa trò chuyện vừa chuẩn bị bữa ăn mà không bị ngăn cách bởi vách tường. Vì thế một nhà bếp mở hướng tới sự đồng nhất giữa các không gian trong nhà và nhu cầu cuộc sống của chủ sỡ hữu.
Ngoài những lợi ích của cách bố trí trên, cảm giác về sự rộng rãi, phong cách tự do và không gian mở cho ngôi nhà được đánh giá cao trong giới phê bình nội thất. Với bố cục và thiết kế thông minh, ngay cả một ngôi nhà nhỏ có thể đem lại cảm giác to lớn và rộng rãi khi nó được kết hợp với các không gian. Và tất nhiên, quầy bếp và lò nướng được dùng để phục vụ mọi người thưởng thức bữa ăn.
Lên ý tưởng cho thiết kế nhà bếp không gian mở
Thiết kế bố cục thân thiện
Chiếm ít không gian thoạt nhìn có vẻ như là một nhược điểm, nhưng nhà bếp tường đơn ít lấn vào khu vực sinh hoạt liền kề so với các cách bố trí khác, đồng thời giải phóng thêm không gian ngoài bếp cho bạn. Bố cục trong bức hình này là điển hình cho nhà bếp tường đơn, nó bổ sung vẻ đẹp của phong cách sống mở, hiện đại.
Bếp đơn tường thường được thiết kế để chỉ một người có thể nấu ăn tại một thời điểm – một điểm hạn chế giúp nhà bếp an toàn mà vẫn thuận tiện cho những người khác tự do qua lại. Điều quan trọng là khía cạnh này cần được ghi nhớ để đảm bảo một thiết kế phù hợp với nhu cầu và lối sống của người dùng.
Lập kế hoạch thiết kế nhà bếp không gian mở
Với bất kỳ nhà bếp nào, việc lên kế hoạch cẩn thận là rất quan trọng, đặc biệt là khi không gian bị hạn chế, như ở trong bức hình trên. Thông thường (nhưng không phải luôn luôn), tủ lạnh trong nhà bếp đơn tường được đặt ở phía cuối tính từ khi bước vào bếp. Ngay trước đó sẽ có bồn rửa, quầy bếp ở hai bên, máy rửa chén và tủ đựng đồ ở bên dưới.
Lò nướng và bếp nấu thường được đặt ở đầu bên kia. Nên có chỗ cho bàn bếp ở mỗi bên để tiện cho việc đặt thức ăn một cách an toàn sau khi nấu. Và tất nhiên, không gian để lưu trữ thực phẩm ở bên dưới cũng cần nhiều hơn.
Ngoài ra, miễn là chúng không chặn nguồn sáng, bạn có thể mua những chiếc tủ cao vút chạm trần. Nó sẽ thường đi cùng với một lò nướng và tủ đông ở hai bên.
Dãy tủ bếp tiêu chuẩn
Các căn bếp thường có dãy tủ chạy ngang phía trên song song với dãy tủ dưới, đôi khi sẽ có một chiếc tủ cao ở một hoặc cả hai đầu. Quạt hút mùi cũng được đặt trong dãy tủ này. Các ngăn tủ có thể chạy theo toàn bộ chiều dài của bức tường.
Hãy chọn các loại kệ khác nhau
Ngoài ra, bạn có thể phá vỡ kết cấu của dãy tủ bằng cách chèn thêm quạt hút hoặc kệ mở. Gắn kệ ở bên trái hoặc bên phải của nhà bếp cũng là một lựa chọn, vì nó vừa thiết thực lại vừa có tính trang trí.
Lắp đặt tủ nối
Bạn có thể lắp đặt tủ nối ngay phía bên trên, tùy thuộc vào không gian sẵn có. Chúng thường đi cùng với tủ cao ở hai bên. Ngoài việc có thêm không gian để chứa đồ, chúng tạo ra hiệu ứng chìm cho tủ trên thông qua những thay đổi tinh tế về chiều sâu. Các tủ trên có độ sâu khoảng 35cm, và các tủ nối phía trên cùng sâu khoảng 66 cm. Điều này làm cho ta cảm thấy nhà bếp như được đóng khung, hoặc tạo cảm giác như bức tường có một tính năng đặc biệt.
Với sự sắp xếp này, tốt hơn hết bạn nên lưu trữ các thực phẩm, dụng cụ ít được sử dụng trong các tủ trên cùng và nên đầu tư một chiếc bục nhỏ để có thể giẫm lên lấy đồ. Bạn cũng có thể kết hợp màu sắc tủ bếp và sơn tường để căn bếp có một diện mạo đồng bộ với phòng ăn hoặc phòng khách.
Tối đa diện tích trữ đồ
Trong bất kỳ căn bếp nào, dù lớn hay nhỏ, việc lưu trữ đồ rất quan trọng, nhưng nó đặc biệt quan trọng với bếp đơn tường, nơi có ít tủ hơn so với các kiểu bố trí khác.
Đảm bảo không gian tủ rộng rãi là điều bắt buộc, nhưng cũng nên xem xét liệu có khả năng tận dụng không gian khác trong bếp cho việc lưu trữ không. Nhà thiết kế của căn bếp nhỏ xinh này đã khéo léo thêm thắt không gian bên dưới chỗ ngồi và nhét thêm được vài chiếc tủ ngay phía trên nó.
Các đồ nội thất bên ngoài khu vực nhà bếp cũng được thiết kế cùng một kiểu để thống nhất không gian và tạo ra một cái nhìn xuyên suốt. Cách tiếp cận này ngày càng trở nên phổ biến đối với các không gian mở, nơi chủ nhà muốn đạt được sự gắn kết giữa nhà bếp và khu vực sinh hoạt của họ.
Chọn thiết bị bếp phù hợp với không gian nhỏ
Mặc dù nhà bếp với tường đơn có diện tích nhỏ, nhưng điều đó không ngăn bạn sắm các thiết bị bạn muốn. Nhiều thiết bị nhà bếp hiện đại được thiết kế đặc biệt cho không gian nhỏ. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy máy rửa chén nhỏ gọn tích hợp, cộng với lò nướng nhỏ gọn, lò vi sóng và lò hơi.
Trong một không gian mở, bạn cần phải chọn các thiết bị bếp một cách khôn ngoan và đảm bảo rằng chúng không gây quá nhiều tiếng ồn. Bằng cách đó, khi bạn đang sử dụng máy giặt hoặc quạt hút, người xem TV hoặc đọc sách trong không gian liền kề sẽ không quá khó chịu.
Đảo bếp
Khi lên kế hoạch thiết kế nội thất nhà bếp, bạn hãy xem liệu có đủ không gian cho đảo bếp nằm song song với bức tường đơn hay không. Điều này cực đáng để thử đấy!
Khi có thêm đảo bếp, kiểu bố cục tường đơn này cũng phù hợp với không gian rộng rãi, bởi nó sẽ biến căn bếp thông thường thành dạng bếp galley (bếp kiểu dài, hẹp, có 2 quầy nằm đối xứng nhau với lối đi nằm ở giữa). Mặc dù điều này phụ thuộc vào không gian nhà bạn và cách bạn muốn sử dụng chúng, nhưng nói chung, thêm đảo bếp, bàn bếp hay không gian lưu trữ sẽ cực kỳ tiện lợi.
Phân định không gian
Nếu như không thể nhét vừa đảo bếp, bạn có thể xem xét kê một chiếc bàn, tiện cho việc ăn uống vả lại có thêm không gian chứa đồ. Bên cạnh những lợi ích rõ ràng mà một chiếc bàn có thể mang lại, nó cũng có thể được coi như điểm đánh dấu sự khác biệt giữa nhà bếp và phòng khách, tạo cảm giác rằng chúng là hai không gian riêng biệt.
Bạn còn có thể đạt được hiệu ứng này thông qua cách đặt một quầy bar với những chiếc ghế đẩu (một cách tuyệt vời để mang lại sự hứng thú cho khách khứa) hoặc thay đổi gạch lát sàn ở mỗi khu vực.
Làm nổi bật một đặc điểm
Có thể là bạn muốn những chiếc tủ kiểu dáng đơn giản để không gian bếp trông thật sạch sẽ. Đây là một sự lựa chọn phổ biến và nó có thể được sử dụng để làm nổi bật lên một khía cạnh khác trong nhà bếp của bạn, giống như trong bức hình này, bức tường đá hoàn toàn thu hút ánh nhìn so với tủ bếp trắng.
Hoặc có lẽ bạn muốn làm cho nhà bếp đơn tường trở thành tâm điểm bằng cách sơn nó với gam màu đối nghịch với các phần khác trong phòng. Ngoài ra, bạn có thể gắn những chiếc kệ có thiết kế độc lạ hay sử dụng gạch ốp tường với họa tiết đặc biệt.
Tìm kiếm có liên quan
- Không gian bếp nhà cấp 4
- Giá thiết kế nhà bếp
- Bản vẽ thiết kế nhà bếp
- Trang trí nhà bếp nhỏ
- Cách trang trí nhà bếp đơn giản mà đẹp
- Thiết kế không gian bếp nhỏ
- Không gian bếp hiện đại
- Thiết kế nhà bếp không gian mở