Do đặc điểm nhà ống là diện tích khiêm tốn và có chiều ngang hẹp. Cho nên việc thiết kế nhà bếp cho nhà ống sao cho đầy đủ tiện nghi. Nhưng vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về công năng sử dụng. Là điều mà nhiều gia chủ quan tâm nhất hiện nay.
→ Thiết kế phòng bếp nhà ống thế nào cho khoa học, cho sang, cho tiện nghi và tiết kiệm chi phí? Hãy tìm hiểu kĩ hơn qua nội dung bài viết sau đây nhé.
Table of Contents
Đặc điểm chung của phòng bếp nhà ống
Hiện nay, nhà ống (hay nhà lô) là một kiểu kiến trúc rất phổ biến. Được nhiều gia đình lựa chọn để xây dựng ngôi nhà của mình. Nhìn chung, phòng bếp nhà ống thường sử dụng những gam màu trung tính nhẹ nhàng. Kết hợp với các chi tiết nội thất đơn giản, thanh mảnh. Dưới bàn tay tài hoa và con mắt thẩm mỹ của các nhà thiết kế. Không gian phòng bếp hạn hẹp trong nhà ống cũng có thể trở nên vô cùng thoáng đãng và bắt mắt.
Phòng bếp nhà ống mang những đặc điểm chung:
• Diện tích nhỏ, bề ngang hẹp.
• Mở rộng về chiều sâu.
• Ánh sáng tự nhiên bị hạn chế.
Việc thiết kế nhà bếp cho nhà ống cần khắc phục được những đặc điểm trên. Bằng cách tận dụng không gian một cách thông minh, hứng được ánh sáng tự nhiên mà vẫn đầy đủ tiện nghi cho người sử dụng.
Kinh nghiệm lựa chọn tủ bếp cho nhà ống
Để chọn lựa được tủ bếp phù hợp với phòng bếp nhà ống, gia chủ cần lưu tâm đến các yếu tố sau:
• Do nhà ống thường hẹp bề ngang và sâu về chiều dài, gia chủ nên chọn các mẫu tủ chữ I, chữ L. Hoặc tủ bếp song song để tiết kiệm diện tích.
• Tủ có chi tiết thiết kế đơn giản, tạo sự hài hoà về không gian nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi.
Xem ngay những mẫu thiết kế nhà bếp cho nhà ống thông dụng nhất hiện nay
Thiết kế phòng bếp thông phòng ăn
Thiết kế phòng bếp thông phòng ăn được lựa chọn sử dụng nhiều bởi không chỉ thuận tiện trong việc di chuyển nấu nướng. Mà còn có tác dụng tiết kiệm không gian, rút ngắn khoảng cách, khoảng thời gian từ nhà bếp đến phòng ăn.
Tuy nhiên, việc kết hợp này cũng gây nên những bất tiện. Bởi khi nấu nướng sẽ tạo ra khói, dầu mỡ và ám mùi quá nhiều. Không khí sẽ ngột ngạt khiến người dùng bữa cảm thấy không thoải mái, giảm khẩu vị gây mất cảm hứng ăn uống. Nếu chọn kiểu thiết kế này, bạn cần khắc phục được những bất tiện trên bằng cách lắp đặt hệ thống khử mùi và làm mát hợp lý.
Thiết kế phòng bếp thông phòng khách
Đây là giải pháp tối ưu cho cả những căn nhà có diện tích nhỏ và diện tích lớn. Kiểu thiết kế này sẽ giúp tận dụng tối đa không gian của ngôi nhà. Tuy nhiên, việc thiết kế phòng bếp thông với phòng khách sẽ yêu cầu giữa các phòng phải luôn được giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng.
Gia chủ có thể kết hợp bàn ăn chung với bàn phòng khách để tiết kiệm không gian. Nhưng tốt nhất vẫn nên có bàn ăn riêng để phòng khi khách đến. Gia chủ cũng có thể bố trí vách ngăn phòng bếp và phòng khách, vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa tạo được sự riêng tư.
Các yếu tố phong thuỷ không nên bỏ qua khi thiết kế nhà bếp cho nhà ống
Hướng
Khi thiết kế nhà bếp cho nhà ống, bạn phải chú ý:
▶ Không nên thiết kế khu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính. Điều này sẽ gây ra sự phân tâm. Bếp thuộc hành Hoả, nếu thiết kế hướng bếp nhìn trực diện cửa chính sẽ khiến cho chủ nhân nóng nảy. Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
▶ Không đặt bếp ngược hướng cửa chính. Khi nấu nướng, dòng khí nóng do dòng đối lưu có thể bay ngược ra phòng khách. Điều này sẽ cản trở sinh khí của toàn bộ ngôi nhà.
▶ Không đặt bếp nấu đối diện nhà vệ sinh, sẽ gây nên những mùi tạp uế.
▶ Không nên đặt bếp nấu tiếp giáp phòng ngủ. Điều này sẽ gây hấp thụ nhiệt, nóng, tích tụ mùi, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Màu sắc
Theo thuyết ngũ hành thì Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ. Khi thiết kế nhà bếp cho nhà ống nói riêng và nhà bếp nói chung. Gia chủ nên ưu tiên lựa chọn các màu như màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu cam. Những gam màu này sẽ giúp cho không gian bếp trở nên yên bình và gia chủ có thể gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
Nội thất
Phòng bếp nhà ống nên tận dụng không gian sử dụng, mở rộng không gian tối ưu. Nên sử dụng hệ tủ hình chữ L hoặc kệ tủ chữ I sẽ giúp cho không gian thông thoáng hơn. Tận dụng tối đa không gian, đặc biệt là các góc chết trong phòng. Tủ bếp thường sử dụng gỗ công nghiệp có bề mặt Acrylic nhẵn bóng. Vừa có tính thẩm mĩ cao, vừa sang trọng và tiện nghi.
Gia chủ nên đặt bàn ăn ở vị trí thuận tiện. Tránh đặt đối diện cửa ra vào, đối diện bàn thờ, gần nhà vệ sinh hay đặt dưới dầm nhà. Kiểu dáng bàn ăn nên chọn những mẫu đơn giản có hình tròn, hình vuông, hình elip. Tránh những hình có góc nhọn, điều này sẽ không tốt cho gia chủ.
Phòng bếp là không gian giữ lửa, là nơi nuôi dưỡng mái ấm của gia đình. Thiết kế nhà bếp cho nhà ống hiện đại với không gian thông thoáng. Thiết kế tối ưu không gian và thiết kế theo phong thuỷ sẽ giúp gia đình tăng thêm dòng vượng khí tốt nhất cho gia đình. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi, bạn và gia đình sẽ có những ý tưởng thiết kế phòng bếp nhà ống cho riêng mình.