Hướng dẫn cách sử dụng bếp điện từ đúng cách và an toàn

sử dụng bếp điện từ đúng cách

Bếp điện từ là một trong những công cụ nấu nướng khá tiện lợi, không giống như bếp ga, nhiệt độ nấu của bếp điện từ cao hơn, nhờ nhiệt độ ổn định nên hơi nóng cũng được phân tán đều hơn. Tuy nhiên sử dụng bếp điện từ đúng cách và an toàn, không phải người tiêu dùng nào cũng biết.

 1. Sử dụng bếp điện từ đúng cách

Từ xa xưa ông cha ta luôn có câu “của bền tại người ” vì vậy để có một chiếc bếp điện từ luôn như mới và có độ bền theo thời gian chính là điều mà chúng ta luôn mong muốn. Tuy nhiên, khi lựa chọn được một chiếc bếp ưng ý thì việc sử dụng chúng ra sao cho đúng thì không phải ai cũng nắm được hết.

 1.1 Bếp điện từ là gì?

Bếp điện từ là loại bếp điện hoạt động trên nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp.

Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ (có thể hích được nam châm) đặt trên mặt bếp sẽ được dòng từ trường tác động và tự sinh ra nhiệt làm nóng thân nồi và từ đó sẽ đun nóng làm chín thức ăn. Nhờ cơ chế nấu này, bếp điện từ làm giảm khả năng thất thoát nhiệt, đồng thời thời gian nấu cũng rất nhanh.

sử dụng bếp điện từ đúng cách

 1.2 Quy tắc lắp đặt bếp từ an toàn

Đối với bếp từ khi lắp đặt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn như sau:

  • Nguồn điện cung cấp phải có 03 dây (dây lửa, dây trung tính, dây tiếp đất).
  • Nguồn điện phải đảm bảo đủ từ 190 – 230V.
  • Dây điện cung cấp nguồn điện phải có khả năng chịu tải phù hợp tải của bếp.
  • Việc kết nối điện phải là đảm bảo bằng các cầu nối điện hoặc phích cắm và ổ cắm để tránh hiện tượng chập chờn nguồn điện cung cấp.
  • Sử dụng cầu dao ngắt mạch tự động CB 30A, dây điện Φ 30 mm và cho dây điện tiếp đất.
Xem ngay:  Bạn đang muốn mua bếp điện hồng ngoại bền tốt thích hợp cho gia đình? Đến Bepdienhongngoai.com ngay

 1.3 Bếp điện từ hoạt động như thế nào?

Bếp từ ứng dụng cảm ứng điện từ để cấp nhiệt, do đó sau khi cắm điện trên mặt bếp không có nhiệt lượng. Chỉ khi nào đặt nồi sắt hoặc nồi sắt tráng men lên trên và trong nồi có nước hoặc thức ăn thì bếp mới nóng. Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thủy tinh, nhôm, đồng, nồi đất vì đó là những vật liệu phi sắt từ tính không thể tăng nhiệt độ.

– Khi dùng bếp điện từ phải đặt nồi trong phạm vi quy định rồi mới bật công tắc điện và điều chỉnh chiết áp công suất đến mức tương ứng. Trong khi rán, rang thức ăn không được rời khỏi bếp, vì nếu để quên bếp quá nóng sẽ gây nguy hiểm.

– Khi nấu bếp điện từ không để dao, dĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bắng sắt lên mặt bếp hoạc không để băng ghi âm đồng hồ…dễ bị nhiễm từ gần bếp.

– Dùng bếp xong, vặn chiết áp công suất xuống mức thấp nhất, sau đó tắt công tắc nguồn điện, và lấy nồi xuống. Đợi cho đến khi bếp nguội, dùng vải ướt chấm một ít nước tẩy rửa trung tính để lau chùi mặt bếp. Không được dùng các hóa mạnh, dầu hỏa, bàn chải sắt, trực tiếp dội nước…để rửa bếp.

– Trong phạm vi cách bếp 3m tốt nhất không để máy ghi âm, ghi hình, máy thu hình (tivi) và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác. Những người đeo máy kích nhịp tim phải được phép của bác sĩ, có biện pháp đề phòng rồi mới được dùng.

sử dụng bếp điện từ đúng cách

 1.4 Các nguyên nhân khiến bếp từ nhanh hỏng:

 – Không sử dụng bếp từ thường xuyên

Độ ẩm trong không khí quá cao, nhất là vào mùa mưa rất dễ xâm nhập vào linh kiện điện tử bên trong bếp điện gây chập mạch nếu bạn không sử dụng bếp thường xuyên. Do đó đừng  giữ quan niệm, giá điện tăng cao thì chuyển sang dùng các loại bếp khác và ngược lại, vì như thế bếp của bạn không được sử dụng đúng cách đấy !

 – Cho bếp hoạt động với công suất cao trong thời gian liên tục

Mặc dù bếp từ có bề mặt kính cách điện và chịu nhiệt ở nhiệt độ cao, tuy nhiên, bạn lưu ý không nên nấu bếp ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian quá lâu. Bởi nguồn điện cung cấp nhiệt năng cho bếp sẽ bị quá tải. Nếu hiện tượng này kéo dài liên tục sẽ dẫn tới nứt mặt bếp, đồng thời tuổi thọ của bếp cũng vì thế mà giảm theo.

Xem ngay:  Tìm hiểu sự khác biệt giữa bếp điện từ và bếp hồng ngoại

 – Rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng

Đây là một trong những nguyên nhân khiến bếp từ nhanh hư hỏng nhất. Sau khi nấu nướng, nhiệt độ của bếp vẫn đang duy trì ở mức cao, chính vì vậy, quạt tản nhiệt ở dưới mặt bếp được cấu tạo để thúc đấy quá trình làm mát. Nếu bạn rút nguồn điện ngay, quạt tản nhiệt sẽ không hoạt động được và ngăn cản luồng khí lưu thông.

Ngoài ra, thiết kế bếp điện từ với bề mặt kính gọn gàng, người tiêu dùng có xu hướng chiếm dụng khoảng trống, vô tình gián đoạn quá trình tản nhiệt, lâu ngày có thể dẫn đến chập mạch và hỏng hóc.

 – Sử dụng vật dụng nấu nướng không phù hợp

Do năng lượng nhiệt lớn và thời gian nóng lên rất nhanh nên khi lựa chọn dụng cụ nấu nướng, bạn cần lưu ý những vật dụng có khả năng chịu nhiệt cao. Cấu tạo đáy phẳng, làm từ inox nhiễm từ, sắt tráng men hoặc xoong nồi thủy tinh có chứa sợi kim loại. Hoàn toàn không nên lựa chọn đồ dùng làm bằng nhôm vì những vật dụng từ nhôm hấp thụ nhiệt nhanh dẫn đến thực phẩm dễ nóng cháy.

Đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến bếp nhanh hỏng. Và để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trong quá trình chế biến, bạn cũng nên lựa những công cụ nấu nướng có khả năng chịu nhiệt cao được làm từ gỗ hoặc silicon, không nên sử dụng muỗng bằng kim loại vì dễ khiến bạn bị bỏng.

 – Bếp điện từ không được vệ sinh sạch sẽ

Các cụ xưa vẫn bảo “Của bền tại người” vậy nên vệ sinh sạch sẽ không chỉ cho gian bếp thoáng mát mà còn giúp cho chiếc bếp từ kéo dài tuổi thọ. Trong khi sử dụng, chúng ta không thể nào để bếp tránh khỏi những vết dầu mỡ và hiện tượng ẩm ướt do thức ăn bị trào ra bếp. Nhờ thói quen tưởng chừng đơn giản này, bề mặt bếp của bạn luôn được giữ sạch sẽ và an toàn khỏi nguy cơ rạn nứt bếp ở nhiệt độ cao.

Lưu ý, khi lau bề mặt kính nên sử dụng khăn mềm kể cả những vết bẩn két lại lâu ngày, tránh sử dụng giấy nhám hoặc bàn chải cứng thậm chí vật liệu nhôm để vệ sinh bề mặt bếp.

Xem ngay:  Nên chọn mua bếp điện từ loại nào tốt nhất và phù hợp nhất?

sử dụng bếp điện từ đúng cách

 2. Hướng dẫn sử dụng bếp điện từ đúng cách nhất

 2.1 Không nấu ở nhiệt độ quá cao

Tốc độ làm nóng xoong, chảo của bếp điện từ nhanh hơn nhiều so với bếp ga. Vì thế, nếu bạn mới bắt đầu nấu mà sử dụng nhiệt độ quá cao có thể làm xoong, chảo bị cháy. Do đó, lúc mới bắt đầu nấu bạn nên để chế độ nhiệt độ thấp cho an toàn. Thêm vào đó, không để nồi không trên bếp đang hoạt động, rất có thể bếp từ sẽ báo lỗi – không hoạt động, hay làm nồi cháy hoặc biến dạng.

 2.2 Sử dụng bếp điện từ đúng cách nhất chính là dùng đúng loại nồi, chảo

Bạn không nên sử dụng chảo nhôm vì loại chảo này không phù hợp khi dùng bếp từ. Thay vào đó, bạn nên chọn nồi, chảo bằng inox có đáy từ hay từ tính. Bên cạnh đó, các loại muỗng và dụng cụ nấu bằng kim loại mà bạn sử dụng cũng phải có khả năng chịu nhiệt cao và có tay cầm cách nhiệt để tránh bị phỏng khi sử dụng.

 2.3 Tiết kiệm năng lượng

Khi nấu thức ăn gần xong, bạn nên tắt bếp trước vài phút, hơi nóng còn lại đủ giúp cho thức ăn của bạn chín tới. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng đối với các món hầm và xào, không áp dụng khi chế biến những món chiên.

Một số lưu ý khác

– Khi bếp từ đang hoạt động thì không được để các vật dụng bằng kim loại lên mặt bếp, vì mặt bếp đang nóng nên sẽ dẫn nhiệt lên các vật dụng này khiến bạn bị bỏng khi chạm vào.

– Trong quá trình nấu, bạn cũng không được xê dịch bếp từ để đảm bảo an toàn. Bạn cũng cần thường xuyên để ý không cho thức ăn hoặc nước rơi vãi lên bếp sẽ dễ làm hỏng các mạch điện bên trong. Khi không sử dụng bếp từ ở những nơi nhiệt độ cao, dễ cháy.

– Khi không sử dụng bếp nữa thì rút nguồn điện ra ngay. Sau đó dùng khăn sạch để lau lại bếp, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng bếp điện từ đúng cách và hiệu quả cũng như một số thói quen sai lầm làm giảm tuổi thọ của bếp. Qua đó, hi vọng bạn có thể tận dung được tối đa những lợi ích mà bếp từ mang lại, cũng như đảm bảo an toàn cho chính mình và gia đình khi nấu nướng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *