Thiết kế nhà bếp trên sân thượng xu hướng mới của giới trẻ

Thiết kế nhà bếp trên sân thượng

Thiết kế nhà bếp trên sân thượng không phải là ý tưởng quá táo bạo khi ngày nay giới trẻ càng ngày càng muốn tạo những thiết kế độc đáo. Vừa nấu ăn vừa tận hưởng bầu trời thì còn gì tuyệt vời hơn phải không nào? Vậy đâu là những chủ đề xoay quanh thiết kế nhà bếp trên sân thượng, hãy cùng Bepdienhongngoai.com tìm hiểu nhé

Thiết kế nhà bếp trên sân thượng mang lại những ưu điểm gì ?

Thoáng mát và không bị ám mùi khi nấu ăn

Thứ nhất, đặt bếp trên tầng cao nhất tránh được khí nóng và mùi thức ăn tỏa ra đặc biệt là vào mùa hè nóng bức, vì khi đặt bếp ăn dưới tầng 1 sẽ không có tường bao kín mà thường để thông với phòng khách nên sẽ ảnh hưởng đến không gian phòng khách, ảnh hưởng lớn hơn nữa nếu ngôi nhà diện tích nhỏ hẹp.

Thiết kế nhà bếp trên sân thượng sẽ mang lại không gian thoáng mát và không bao giờ bị bị ám mùi. Khi bố trí bếp trên tầng cao nhất tách biệt với những không gian chức năng bên dưới kết hợp sân phơi đồ, sân chơi hoặc chỗ giặt phơi thì điều này có vẻ rất hữu ích.

Tiết kiệm diện tích cho những nhà nhỏ trong thành phố

Thứ hai, đây là giải pháp hiệu quả cho những ngôi nhà phố chật hẹp diện tích nhỏ. Tầng thượng trên cùng là không gian mà các ngôi nhà phố có thể tận dụng và rất cần thiết thường được dùng để giặt phơi, đặt phòng thờ , sân chơi… Tuy nhiên khi kết hợp với cả phòng bếp ăn trên sân thượng thì sẽ dành khoảng diện tích lớn ở tầng 1 để làm gara hoặc đặt thêm 1 phòng ngủ, tất nhiên công năng ngôi nhà sẽ được cải thiện đáng kể.

Xem ngay:  Vì sao phải lưu ý những điều này trước khi bắt tay vào thiết kế nhà bếp?

Nhiều gia đình để không gian tầng 1 buôn bán, làm văn phòng, kinh doanh thì đặt bếp ăn sẽ rất bất tiện, như thế, phòng bếp ăn ở tầng cao sẽ sử dụng tiện lợi hơn. Ngoài ra, thiết kế bếp trên tầng cao nhất hoặc tầng thượng giúp mở rộng diện tích cho công trình nhà nhỏ.

Là nơi “chill” cho gia đình

Thứ ba, nhiều người cho rằng “Bố trí bếp ở sân thượng có vườn cảnh lại hay, vừa thông thoáng tự nhiên, vừa làm nơi sinh hoạt chung gia đình, vừa có thể tiếp bạn bè… lai rai cũng vui”. Nhiều nhà có diện tích rộng hơn cũng tổ chức thêm một bếp trên sân thượng dùng vào những lúc tiếp bạn bè, thân hữu hoặc làm không gian sinh hoạt chung.

Ở đó có thể tổ chức những bữa ăn đồ nướng tiện lợi, thoáng và thích nghi vì không bị vương nặng khói bụi vào nhà. Không gian rộng mở ở tầng cao sẽ thoáng đãng, yên tịnh và lý thú cho những bữa ăn, buổi tiệc có tính gia đình. Bếp với vườn thoáng tự nhiên cũng đang phổ biển. Tình huống khó “xoay xở” lắm mới dùng tới giải pháp thông thoáng nhân tạo bằng quạt hút hay máy hút mùi. Để tạo không gian thưởng thức bữa ăn thơ mộng hơn, thoáng đãng hơn, bạn nên tham khảo thiết kế bếp trên sân thượng.

Những hạn chế khi thiết kế nhà bếp trên sân thượng là gì ?

Ai cũng hình dung được bố trí thiết kế nhà bếp trên sân thượng sẽ tạo nên những điều bất tiện như thế nào và cần phải có điều kiện gì mới có thể thiết kế công năng như vậy.

Khó di chuyển

Thứ nhất, bất tiện lớn nhất là trong việc di chuyển. Đây là hạn chế lớn nhất khi thiết kế nhà bếp trên sân thượng. Nếu gia đình của bạn có người lớn tuổi hoặc trẻ em thì sẽ khá khó khăn trong việc di chuyển lên xuống mỗi khi dùng bữa.

Hơn nữa, nếu công trình nhà của bạn gồm 3 tầng trở lên thì mỗi khi di chuyển lên tầng cao nhất để nấu nướng, ăn uống sẽ rất vất vả, không phù hợp với những bữa ăn thường ngày. Đặt bếp trên sân thượng thường chỉ phục vụ không gian thư giãn kết hợp tiểu cảnh đẹp để đón ánh nắng ấm áp khi thời tiết đẹp, chúng ta sẽ tận hưởng một bữa ăn nhẹ vào ban đêm kết hợp hóng gió mát.

Xem ngay:  Tư vấn cách thiết kế nhà bếp phòng trọ đẹp và tiện nghi không thể bỏ qua

Thiết kế nhà bếp trên sân thượng

Tốn kém chi phí

Thứ hai, cần phải làm mái cho sân thượng chắc chắn và tôn bắn che xung quanh để tránh mưa bão => tốn kém chi phí. Đặt bếp trên tầng cao, đặc biệt là tầng thượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp bởi nắng nóng hay mưa bão vì thế việc che chắn cho khu vực bếp ăn là điều cần thiết, có thể sử dụng mái tôn có diềm bao phủ xung quanh để che chắn.

Bất tiện khi chịu anh hưởng bởi thời tiết

Thứ ba, có nên thiết kế bếp trên tầng cao nhất khi nó không phù hợp với nếp sống và khí hậu của người Việt Nam. Mặc dù vào tiết trời mùa xuân hay mùa thu ấm áp thì với một không gian bếp thoáng đãng sẽ phù hợp để tổ chức một bữa tiệc ngoài trời linh đình, tuy nhiên vào mùa hè oi bức hay mùa đông lạnh giá thì đặt bếp trên sân thượng vô cùng bất tiện cho cả người nấu và cả khi dùng bữa.

Khí nóng từ bếp cộng với cái nắng nóng mùa hè khiến người nấu khó chịu, vất vả, đặc biệt lại là trên tầng cao nhất sẽ nóng vô cùng ví không có điều hòa cũng không được đổ trần đổ mái cách nhiệt. Còn mùa đông gió rét thì ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên gia đình khi ngồi dùng bữa.

Như vậy thiết kế bếp ở tầng cao chỉ nên là bếp phụ phục vụ các bữa tiệc hoặc những bữa ăn nhẹ kết hợp không gian tiểu cảnh đẹp, còn đối với những bữa ăn chính thường ngày thì vẫn nên đặt ở tầng trệt để đảm bảo sức khỏe người nội trợ.

Thiết kế nhà bếp trên sân thượng

Chú ý hướng bếp khi thiết kế nhà bếp trên sân thượng

Theo khoa học chứng minh thì càng lên cao không khí càng loãng và các tầng trên sẽ kém sinh khí so với các tầng dưới, trong khi cầu thang được coi là mạch dẫn khó từ tầng dưới lên tầng trên theo sự vận động đi lên của mọi người trong nhà.

Chú ý hướng bếp phải phù hợp, phải thuận với mệnh của gia chủ. Khi thuê thiết kế nhà, điều này sẽ được chúng tôi tính toán kỹ lưỡng dựa vào mệnh của chủ đầu tư để xác định hướng bếp (là hướng quay lưng khi nấu ăn), hướng bếp không được cùng với hướng nhà cũng không được khắc mệnh của gia chủ nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến tài lộc của gia đình, đặc biệt là vận cát của gia chủ.

Xem ngay:  Làm sao để thiết kế nhà bếp và phòng khách chung hòa hợp?

Không chỉ chú ý đến hướng, đến sinh khí mà còn phải cân nhắc cách bố trí các vật dụng nội thất trong khu bếp như chậu rửa, tủ lạnh hay vị trí nhà vệ sinh chung… cũng như chúng ta cần giữ cho phòng bếp gọn gàng, khô ráo, sạch sẽ… không bị ảnh hưởng bởi mưa bão.

Thiết kế nhà bếp trên sân thượng

Một số cách trang trí và bố trí nội thất khi thiết kế nhà bếp trên sân thượng

Kết hợp bếp ăn bàn ăn với tiểu cảnh hoặc không gian xanh: Muốn có một không gian bếp ấn tượng, thoáng đãng để thư giãn những lúc tổ chức tiệc tùng hoặc những bữa ăn nhẹ chúng ta có thể sử dụng cách tạo không gian xanh như dùng những chậu cây hoa, bộ bàn ghế tròn xinh xắn, lầu vọng cảnh có gắn rèm che hoặc những loại cây hoa leo quấn… để trang trí phòng bếp.

Thay vì băn khoăn có nên thiết kế bếp trên tầng cao nhất không thì nhiều gia đình còn không tiếc tiền để đầu tư những bộ bàn ghế ăn bằng gỗ hình thù đẹp mắt tạo nên không gian sống động. Bố trí bếp ăn, tủ bếp gọn gàng, đơn giản không bày bừa nhiều vật dụng bên ngoài lộn xộn. Sử dụng tủ bếp hình chữ L hoặc chứ I kết hợp kệ thông minh để tiết kiệm không gian bếp.

Ánh sáng và màu sắc: Sử dụng bếp vào ban đêm cần ánh sáng cường độ cao, như vậy nên sử dụng cả đèn thả kết hợp nhiều bóng đèn ở các góc khác nhau để phục vụ việc nấu nướng được thuận tiện. Màu sắc nên sử dụng màu nhẹ nhàng, mát mẻ như màu xanh, màu trắng. Có thể ốp đá rối đá mộc tự nhiên vào những mảng tường rồi tạo quầy bar mini để trang trí cho không gian phòng ăn kiểu Châu Âu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *