Những nguyên lý thiết kế nhà bếp quan trọng bạn cần biết

nguyên lý thiết kế nhà bếp

Một gian bếp luôn phải tuân theo quy luật: Đảm bảo chức năng và độ an toàn. Sau những kinh nghiệm chúng tôi trải qua cũng những gì chúng tôi đã đúc kết, sau đây là những nguyên lý thiết kế nhà bếp sẽ giúp bạn thiết kế phòng bếp của mình một cách hoàn hảo nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu gian bếp nhà bạn hiện tại đã tuân theo bao nhiêu phần trăm trong số những quy luật hệ thống dưới đây.

Những nguyên lý thiết kế nhà bếp quan trọng

Cách thức nấu nướng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc thiết kế nhà bếp. Nếu thường xuyên nấu các món cầu kỳ, tạo khói, bạn sẽ phải đầu tư nhiều cho máy móc, chỗ để đồ, thiết bị hút mùi. Hãy lên danh sách những thứ bạn cần và quyết định việc mua sắm và bố trí đồ dùng.

Chọn mô hình bếp là nguyên lý thiết kế nhà bếp quan trọng đầu tiên

Nếu bếp đã có sẵn hệ thống điện nước, bạn ghi chú lại để bố trí tủ cho phù hợp. Nếu bếp có thể thay đổi vị trí ổ cắm, vòi nước, bạn nên tính toán để tiết kiệm vật tư nhất mà vẫn thuận lợi khi thao tác nấu nướng.

nguyên lý thiết kế nhà bếp

Khoảng cách trong khu vực tam giác nhà bếp

Hướng dẫn: Trong một gian bếp, khu vực tam giác bếp (tủ lạnh – bếp – bồn rửa) phải được thiết kế theo tiêu chuẩn sau: các khoảng cách tủ lạnh – bếp, bếp – bồn rửa, tủ lạnh – bồn rửa không quá 65cm.

Khu vực tam giác bếp thường là được sử dụng nhiều nhất, không gian đi lại nhiều nhất. Tuy nhiên, tùy thói quen, tính chất công việc trong nhà bếp khác nhau mà khu vực tam giác nhà bếp này được mở rộng thành tứ giác, ngũ giác,…Lúc này khoảng cách giữa 2 thiết bị trên 1 cạnh của tam giác không nên quá 2.7m và cũng không ít hơn 1.2m.

Xem ngay:  Làm sao để thiết kế nhà bếp và phòng khách chung hòa hợp?

Khái niệm tam giác bếp trong thiết kế nhà bếp có từ đầu thế kỷ 20, hiện tại đã có nhiều thay đổi trong khái niệm này. Có thể số thiết bị được đưa vào khu vực tam giác này nhiều hơn (khi đó nó được gọi là đa giác bếp). Hoặc 3 thiết bị này được đặt trên một đường thẳng.

Lưu ý: Việc sắp xếp tam giác bếp nên lưu ý không nên để cạnh của tam giác bị cắt hay gặp vật cản

nguyên lý thiết kế nhà bếp

Trung tâm “giao tiếp” không bị tách biệt

Hướng dẫn: Không nên dùng những chiếc tủ cao hay tấm ngăn cách các không gian làm việc trong bếp như: khu vực rửa bát với khu vực nấu nướng, khu vực để đồ,… là cần thiết. Để không gây cản trở cho việc nấu nướng hay chuẩn bị đồ ăn. Các khu vực làm việc trong bếp nên được nối liền và thông với nhau.

Cho dù bạn chọn phong cách thiết kế chữ U hay bất kỳ phong cách nào, các khu vực như trên phải luôn có sự liên kết với nhau và không bị ngăn cách bởi thiết bị bếp nào. Việc đi lại trong khu vực này hiện vẫn chưa có hướng dẫn đặc biệt nào ngoài lưu ý không đặt để nhiều vật cản trở có kích thước lớn để tránh tai nạn do va quệt trong quá trình di chuyển.

Chú ý vị trí bồn rửa bát

Nếu bếp chỉ có 1 bồn rửa, nó phải được đặt liền kề hoặc nối thẳng đến khu vực đặt bếp nấu và tủ lạnh. Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Thiết kế đặt chậu rửa phù hợp cho người sử dụng. Kích thước tối thiểu được đề xuất để đặt bồn rửa là 90cm(rộng) x 65cm(cao) x 20cm(sâu). Điều chỉnh tăng lên sâu 45cm, rộng 20cm từ sàn nhà, cách điện cho ống tiếp xúc cần được cung cấp. Bồn rửa nên liền với khu vực chuẩn bị đồ nấu và tủ lạnh (cùng phía).

Khu vực bồn rửa bát

Sẽ có 3 khu vực được chia nhỏ trong khu vực đặt bồn rửa: khu vực đặt bồn rửa (giữa), khu vực sơ chế đồ nấu (phải), khu vực để đồ đã sơ chế (trái).
Khu vực sơ chế đồ nấu có chiều rộng ít nhất là 45cm, khu vực để đồ đã sơ chế có chiều rộng ít nhất là 60cm.

Xem ngay:  Xem ngay cách thiết kế nhà bếp cho nhà cấp 4 tiện nghi với những mẹo đơn giản

Ghi chú: Nếu bồn rửa, khu vực sơ chế đồ nấu có chiều cao bằng nhau thì khu vực để đồ đã sơ chế nên thiết kế cao hẳn lên, cao hơn bồn rửa khoảng 8cm. Nếu nhà bếp hình chữ L (xem hình), phần đuôi chữ L ít nhất rộng 53cm, nên để khoảng cách từ cạnh ngoài và cạnh trong của bồn rửa, tính từ bụng người rửa vào, khoảng 8cm. Nếu bồn rửa là đơn, nên để chiều sâu ít nhất là 40cm và rộng từ 70cm đến 115cmTrong thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, mặt khu vực để đồ ăn đã sơ chế xong thường là cao hơn khu vực đặt bồn rửa và sơ chế đồ ăn.

nguyên lý thiết kế nhà bếp

Chọn tủ bếp có kích thước hợp lý

Chiều cao tủ đồ, đảo bếp, khoảng cách giữa chậu rửa và bếp cần tuân theo các quy định chuẩn mực. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chiều cao của người thao tác chính trong nhà, bạn có thể điều chỉnh một chút để không phải với tay lên quá cao khi lấy bát đĩa hay bị vướng víu khi hai người cùng nấu bếp.

Kích thước là yếu tố quan trọng hàng đầu khi thiết kế tủ bếp. Bởi ngoài quyết định đến tính thẩm mỹ của không gian nó còn ảnh hưởng rất lớn đến công năng sử dụng.
Dưới đây là kích thước tủ bếp tiêu chuẩn cho bạn tham khảo:

+ Tủ bếp dưới    : 810 x 600mm ( chiều cao x chiều sâu).

+ Tủ bếp trên      : 800 x 350mm ( chiều cao x chiều sâu).

+ Kính tủ             : 600 – 650mm.

+ Phào tủ            : 120mm với phào soi (phào chữ S) ; 80mm với phào phẳng.

+ Độ dày cánh tủ: 18mm.

+ Tổng chiều cao: 2.18m – 2.25m rất phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt Nam.

Sử dụng đồ dùng bếp hợp lý – dễ lau chùi và bảo quản

Bạn cần liệt kê mọi dụng cụ cần sử dụng khi nấu bếp, bố trí chúng ở những ngăn tủ trong tầm với. Các đồ ít dùng có thể cất ở trên cao. Các loại nước sốt, gia vị cần được cho lên một kệ riêng.

Xem ngay:  Một số những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà bếp cấp 4

Gạch ốp tường nên chọn loại tối màu, trơn bóng. Mặt bàn bếp nên sử dụng vật liệu cứng, chống nhiệt. Chất liệu thép không gỉ cũng thích hợp với thiết kế nhà bếp hiện đại.

nguyên lý thiết kế nhà bếp

Hệ thống chiếu sáng – thông gió

Ngày nay các trang thiết bị tốt về chiếu sáng, hút khói (quạt, máy hút khói…) đã cho phép bếp không nhất thiết phải gắn với thiên nhiên bên ngoài nhưng khi điều kiện cho phép, vẫn phải tận dụng tối đa mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố thiên nhiên, không chỉ vì nhu cầu sinh lý, vật chất mà còn là vấn đề thẩm mỹ và tâm lý. Tường và vật liệu mặt bàn bếp cần phải là vật liệu đẹp, các thiết bị cũng phải có tính thẩm mỹ cao và sạch sẽ.

Đảm bảo an toàn là nguyên lý thiết kế nhà bếp quan trọng nhất

Những đồ dễ bén lửa như khăn lau bát, rèm cần cách xa bếp, thảm phải chống trơn trượt. Nếu nhà có trẻ con hiếu động, bạn cần sử dụng ngăn kéo có khóa để cất dao kéo, nước tẩy rửa. Lò nướng ở độ cao tối thiểu 91 cm để tránh trẻ chạm tay vào bếp nấu hoặc tự ý mở khi lò còn nóng.

Nguyên tắc an toàn trong bếp tùy thuộc vào yếu tố của từng gia đình để tùy chỉnh đồ dùng xung quanh. Hiện nay việc sử dụng bếp ga mang tới khá nhiều rủi ro cho người dùng, thay vào đó, bếp từ hay bến điện hồng ngoại đã được chú ý sử dụng nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo hai loại bếp này để căn bếp của bạn được an toàn hơn.

Sau một số những chia sẻ của chúng tôi về những nguyên lý quan trọng trong thiết kế nhà bếp, hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn trong công việc thiết kế nhà bếp cho riêng mình. Những nguyên tắc trên tuy không phải là duy nhất, nhưng đó là những nguyên tắc quan trọng của một phòng bếp đẹp và tiện dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *