Bạn đang lo lắng khi muốn tự thay thiết kế nhà bếp thông minh cho riêng mình nhưng lại chưa biết bố trí nội thất như thế nào thì tiết kiệm được không gian mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện dụng? Đừng lo lắng, bạn chưa biết không có nghĩa là bạn sẽ không thể tạo ra một phòng bếp với thiết kế nội thất thông minh đẹp bên trong. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số chú ý trong chủ đề thiết kế nhà bếp thông minh nhé.
Table of Contents
Thiết kế nhà bếp thông minh cần phải đảm bảo các yếu tố nào?
Tận dụng không gian tường
Với những phòng bếp nhỏ, việc tận dụng mọi góc ngách các bức tường là điều rất hữu ích. Bạn có thể sử dụng các kệ, ngăn tủ đặt ở vị trí cao sát trần để mở rộng diện tích cho nhà bếp. Ngăn tủ kín sẽ tạo cảm giác gọn gàng, ngăn tủ mở hoặc cửa kính sẽ khiến căn bếp trở nên có chiều sâu không gian hơn .
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ làm cho căn phòng trở nên thoáng đãng và rộng rãi hơn. Nếu được bạn nên tận dụng nguồn sáng này cho căn bếp của bạn bằng nhiều cách như: sử dụng hệ thống giếng trời, mở rộng các khung cửa, sử dụng gương để hút ánh sáng, tạo khoảng thông nhau giữa các phòng,…
Sử dụng màu sắc phù hợp
Với không gian nhỏ hẹp bạn nên sử dụng sơn tường với tông màu sáng (trắng) sẽ mang lại cảm giác rộng thoáng hơn khi sử dụng. Tránh những màu tối hoặc nóng cho những không gian nhỏ hẹp sẽ tăng cảm giác chật chội, ngột ngạt.
Sử dụng nội thất thông minh, đa chức năng
Nếu tủ được tích hợp ngay dưới bàn bếp thì còn tuyệt vời hơn nữa. Với chức năng kéo và trượt ra thì những kệ lưu trữ trong tủ này sẽ giúp ích và tiết kiệm thời gian lấy đồ cho bạn khá nhiều đấy. Khi không sử dụng, bạn có thể đẩy nó vào ngăn tủ, mở rộng không gian để thuận tiện cho những việc khác.
Để phục vụ cho các công việc nhà bếp của bạn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn thì ngoài các thiết bị cơ bản như: bếp nấu, tủ lạnh, máy hút mùi, chậu vòi rửa thì bạn nên sử dụng thêm bếp điện hồng ngoại hoặc bếp điện từ
Bếp điện hồng ngoại
Việc sử dụng bếp điện hồng ngoại và bếp điện từ sẽ an toàn hơn so với sử dụng bếp ga. Bởi nó được trang bị các tính năng thông minh như tự động ngắt khi không có nồi trên bếp hay khi trào, tự nhận diện vùng nấu, báo nhiệt dư sau khi nấu,… Đặc biệt, việc sử dụng bếp từ sẽ giúp người nội trợ có thể nấu nhiều món ăn ngon trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, các loại bếp từ hiện năng rất tiết kiệm điện năng.
Ngày nay, nhiều gia đình có xu hướng sử dụng bếp điện từ và bếp điện hồng ngoại thay thế cho bếp gas. Vì các loại bếp này có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với bếp gas về cả chi phí, hiệu năng và thẩm mỹ cao, ví dụ như: bếp điện hồng ngoại Takashi JP 2 Lux, bếp điện hồng ngoại Hisaki JP16, bếp điện hồng Sakari SK18,…
Một số chú ý cực kỳ quan trọng khi thiết kế nhà bếp thông minh
Xu hướng thiết kế nhà bếp hiện đại đề cao sự đơn giản về kiểu dáng, chi tiết, màu sắc… tuy nhiên sự đơn giản không phải là sự sắp đặt bừa bãi và vô tổ chức. Đơn giản nhưng không đơn điệu là yêu cầu của thiết kế phòng bếp hiện đại. Mỗi một yếu tố hay chi tiết tuy không cầu kỳ nhưng lại được tính toán kỹ lưỡng dựa trên những yếu tố khoa học.
1. Yếu tố phong thủy
Yếu tố phong thủy đã trở thành một trong những yêu cầu thiết yếu trong thiết kế kiến trúc cũng như thiết kế nội thất. Thiết kế và sắp đặt nội thất phòng bếp theo phong thủy sẽ giúp cho gia chủ có một không gian sinh hoạt không chỉ đảm bảo về yếu tố công năng, thẩm mỹ mà còn đảm bảo cả vị trí và hướng lắp đặt. “Nhất vị, nhì hướng” nếu được đảm bảo, sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn và có cuộc sống tốt hơn.
Thiết kế phòng bếp hiện đại để đảm bảo yếu tố phong thủy bạn cần phải chú ý tới vị trí như nên kiêng nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh, tránh cửa nhà chính nhìn thẳng vào nhà bếp, kiêng nhà bếp đặt đối diện với phòng ngủ, kiêng đặt bếp nấu gần khu vực bồn rửa…
2. Sắp xếp nội thất hợp lý
Sắp xếp nội thất hợp lý, khoa học là một trong những yêu cầu cơ bản của phong cách thiết kế nội thất hiện đại. Để có một thiết kế phòng bếp hiện đại bạn nên quan tâm tới 2 khu vực sau:
– Khu tam giác bếp: khu lưu trữ – khu nấu ăn – khu dọn dẹp. Đây là khu vực chính của không gian bếp, là khu vực hoạt động nhiều để chế biến thức ăn. Khi thiết kế nội thất phòng bếp bạn nên lưu tâm tới việc sắp đặt tủ lạnh, bếp nấu, bồn rửa theo đúng vị trí tam giác để thuận tiện cho quá trình sử dụng sau này.
– Khu bồn rửa và khu nấu nướng phải được thiết kế và lắp đặt vị trí gần nhau. Đây là sự tính toán khoa học và hợp lý đã được các chuyên gia nội thất khuyên dùng. Trong quá trình chế biến thức ăn, khu nấu nướng và khu vực bồn rửa sẽ có sự liên kết và được sử dụng liên tục, do đó trong quá trình thiết kế và lắp đặt nội thất bạn phải tuân thủ đúng nguyên tắc lắp đặt này để có thể tối ưu được không gian cũng như công năng của các thiết kế nội thất.
Thiết kế nhà bếp thông minh hoàn toàn trong khả năng của bạn
Đối với những gian bếp nhỏ, kiến trúc sư thường thiết kế không gian mở, thông thoáng từ phòng khách đến phòng bếp ăn, hoặc làm những cánh cửa lớn mở ra vườn sau để không khí được lưu thông, cũng như tăng thêm không gian thoáng mở cho căn phòng.
Ngoài ra, màu sắc sáng, nổi bật cho cảm giác tươi mới, sinh động cũng được khéo léo sử dụng nhằm đánh lừa thị giác khiến căn phòng trở nên rộng rãi hơn. Thiết kế nội thất phòng bếp cũng được chú trọng sao cho phù hợp với diện tích nhỏ hẹp mà vẫn mang đảm bảo công năng sinh hoạt tiện nghi. Sự hài hòa và hợp lý sẽ giúp cho căn bếp trở nên lý tưởng hơn.